Đăng nhập
WEBSITE CÁ NHÂN CỦA TÁC GIẢ CHU HỒNG ĐÔNG. NƠI LƯU GIỮ VÀ GIỚI THIỆU CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ. CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐÓN ĐỌC CÁC BÀI VIẾT TRÊN TRANG NHÀ CỦA CHU HỒNG ĐÔNG. XIN GHI RÕ TÊN TÁC GIẢ KHI SỬ DỤNG LẠI CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE




Từ khóa
Danh mục

THƯỞNG TRÀ MAI HẠC NHỚ NGƯỜI XƯA ….

09-08-2018 22:09

Ta trót yêu trà, văn hóa trà nên đi đến đâu trên mỗi vùng miền lại cố tìm về một không gian cho trà và ngẫm. Ta đã từng độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người) rồi quần ẩm (nhiều người) nhưng vẫn thích cái sâu lắng của trà. Trà ở miền Bắc, Trung hay miền Nam đâu cũng vậy! Có những nét riêng nhưng vẫn luôn gặp nhau ở cái tinh thần của người thưởng trà. Để rồi qua mỗi ấm trà khi hết cô đơn (đêm nay mình ta với trà) ta tìm thêm được người tri kỷ, kết thêm mối thâm giao bằng hữu. Để ở một nơi xa quê nhà Thái Nguyên vẫn thấy ấm áp bên mình, bởi ta có trà như có người xưa cùng hoài niệm

Ngày còn thơ bé, tôi đã được đọc nhiểu tích xưa về mấy câu thơ cổ của cụ Nguyễn Du về bộ ấm trà Mai Hạc. Trong dịp cụ Nguyễn Du (Tố Như­) đi sang Trung Quốc, cụ có tới thăm một x­ưởng gốm chuyên chế tạo đồ sứ bán sang nước ta. Ngư­ời chủ xư­ởng có nhã ý đem cụ xem một số chén đĩa mộc trên đó vẽ cảnh mai hạc và xin cụ đề cho một câu thơ để làm kỷ niệm. Cụ Nguyễn Du liền cầm bút nhúng vào men xanh viết ngay câu thơ bằng chữ Nôm: “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là ng­ười xưa”. Về sau, những chén đĩa sứ mang bút tích Tố Nh­ư đã được thương lái Trung Quốc mang sang Việt Nam. Đến nay, nhiều gia đình còn giữ đ­ược bộ ấm, đĩa “Mai Hạc” và câu thơ cũ cũng đư­ợc nhân dân ta ca dao hoá để thuộc làm lòng những ai yêu bộ đồ trà Mai hạc cổ và một thương hiệu trà Việt của đất Quảng Nam, trà Mai Hạc nức tiếng đất Tam Kỳ….

Tôi sinh ra ở Thái Nguyên, một quê hương của danh trà đất Việt nhưng lần về miền Trung này, tôi theo đoàn du khách thăm phố Hội và tìm cho kỳ được một quán để thưởng thức danh trà của người Trung: Trà Mai Hạc. Trà Bắc hay trà Trung,  mỗi loại có một hương vị khác nhau nhưng đều ngon và có những vị riêng của nó. Nhắc đến Trà Bắc – Thái Nguyên quê tôi vị chuẩn nhất phải là trà móc câu, nõn tôm hay Đinh Ngọc và được lấy hương tự nhiên; Ấm trà sau khi pha thường thoảng hương cốm dịu nhẹ, uống có vị chát thanh tao, vị ngọt bùi đượm đà và sâu lắng.  Khác với trà nguyên thủy (hậu vị) quê tôi, Trà Trung – Trà Mai Hạc là một loại trà thanh hương. Trà thường được ướp hương hoa và vị dễ nhớ để nhận ra nhất đó là trà ướp hương hoa nhài. Có nhiều loại Mai Hạc Trà nhưng Mai Hạc hương nhài là đặc trưng hơn cả. Mỗi chén trà ngoài vị đượm thường phảng phất hương một loại hoa đặc trưng cho đất Quảng: Hoa Nhài (Tương truyền, loại trà hoa nhài này của đất Quảng từng một thời là loại trà tiến cung và các vua nhà Nguyễn ở Huế xưa rất ưa thích). “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài” cái thanh cao, tao nhã ấy lại gắn với một nét văn hóa ẩm thực là uống trà, thưởng trà thì thật nồng đượm đến khó lòng từ chối. Tôi đã ngồi đây, một quán nhỏ trong phố Hội để châm một ấm trà Mai Hạc danh tiếng ấy. Phố cổ, vốn đã hợp với những người thích ưu tư, hoài niệm như tôi, lại được châm trà trên  một bộ trà Mai Hạc cổ thì không gì bằng. Bộ trà gồm năm món nhỏ: Một đĩa bàn, ba chén quân, một chén tống úp lên trên một chén quân.

Bộ trà xếp gọn theo trật tự, nét họa cổ xưa trên đĩa, trên ấm và chén như đưa ta về những ngày tháng cũ nơi thương cảng cổ của miền trung Việt Nam. Miền trung mùa mưa, phố cổ Hội An mùa mưa, từng giọt mưa thu rơi bên hiên quán khiến cho thời gian như chậm lại. Nét cổ xưa đâu đây, ta nhấp tách trà mà tinh thần sảng khoái quá! Hương nhài thoang thoảng và cái ngọt hậu của ấm Trà Mai Hạc trên mảnh đất tình người này nhứ đọng mãi trong ta một triết lý nhân sinh sâu sắc, ở đời “khổ tận cam lai”. Cõ lẽ vậy, ở đời này chỉ khi lòng ta thanh thản, ta đối diện với trà sẽ chẳng còn phân biệt sang hèn, si hận. Chỉ có trà và vị ngọt tinh túy của trà là đọng mãi với tinh thần của kẻ lữ khách như ta. Những đắng cay qua rồi sẽ đến lúc ngọt bùi may mắn.

Ta trót yêu trà, văn hóa trà nên đi đến đâu trên mỗi vùng miền lại cố tìm về một không gian cho trà và ngẫm. Ta đã từng độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người) rồi quần ẩm (nhiều người) nhưng vẫn thích cái sâu lắng của trà. Trà ở miền Bắc, Trung hay miền Nam đâu cũng vậy! Có những nét riêng nhưng vẫn luôn gặp nhau ở cái tinh thần của người thưởng trà. Để rồi qua mỗi ấm trà khi hết cô đơn (đêm nay mình ta với trà) ta tìm thêm được người tri kỷ, kết thêm mối thâm giao bằng hữu. Để ở một nơi xa quê nhà Thái Nguyên vẫn thấy ấm áp bên mình, bởi ta có trà như có người xưa cùng hoài niệm./.

Chu Hồng Đông, viết từ Quảng Nam-Đà Nẵng, mảnh đất tình người.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 



Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

© Bản quyền các bài viết trên trang này thuộc về tác giả: Chu Hồng Đông
Địa chỉ: Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Email: chuhongdong2@gmail.com
Điện thoại liên hệ (Vinaphone): 0916496622 
Ghi rõ tên tác giả khi sử dụng lại các bài và ảnh trên trang này vào mục đích thương mại.

Tự tạo website với Webmienphi.vn