Đăng nhập
WEBSITE CÁ NHÂN CỦA TÁC GIẢ CHU HỒNG ĐÔNG. NƠI LƯU GIỮ VÀ GIỚI THIỆU CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ. CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐÓN ĐỌC CÁC BÀI VIẾT TRÊN TRANG NHÀ CỦA CHU HỒNG ĐÔNG. XIN GHI RÕ TÊN TÁC GIẢ KHI SỬ DỤNG LẠI CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE




Từ khóa
Danh mục

LINH THIÊNG LỄ TẠ TÔN THẦN

08-02-2018 08:26

Nay đã cuối mùa đông, tứ quý theo vòng đã ngày 23 tháng Chạp năm Định Dậu, gia đình mình lại làm cúng, tiễn đưa Táo quân về trời. Để Chích Bông của ba mẹ sau này hình dung lễ cúng ngày 23 tháng Chạp gồm những gì, ba lại đặt bút viết theo hiểu biết của mình, những linh thiêng của lễ tạ Tôn thần dịp này.

Phong tục thờ cúng Táo Quân của dân tộc ta là một tín ngưỡng văn hóa dân gian, chứa đựng những truyền thống tốt đẹp. Vào ngày này, mọi người sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Đồng thời sẽ làm một mâm cỗ mặn, ba bộ quần áo bằng vàng mã, ba con cá chép sống, cùng xôi, chè mật và hương hoa tiễn ông Táo về chầu trời.Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi nhà đều tất bật sửa soạn cúng Táo Quân (hay còn gọi là ông Công, ông Táo) lên chầu trời. 

Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "Thế gian một vợ một chồng, không như Táo hai ông một bà", đó là 03 vị: thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc. Đó là lý do vì sao vào ngày này bên mâm cúng, gia đình mình thường chuẩn bị 3 bộ quần áo vàng mã cho ba vị thần kể trên con gái ạ. Từ ngày 23 tháng Chạp, Táo quân đã lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc làm tốt, xấu của gia đình trong năm. Nên khi cúng người ta hay cúng bánh mật (chè xôi, chè hoa cau) để Táo quân ăn, khi lên báo cáo thiên đình sẽ nói những lời ngọt ngào, có lợi cho gia chủ, nhất là năm Định Dậu qua, nhà mình đã trải qua nhiều việc lớn. (ba đã viết trong bài trước đó là 10 kỷ niệm đáng nhớ của năm 2017: http://chuhongdong.mov.mn/bvct/chi-tiet/156/nhung-ky-niem-dep-nam-dinh-dau-2017.html)

Đó là phong tục từ ngày đời nay con ạ. Còn với gia đình mình, thường lệ từ tối ngày 22 tháng Chạp, nhà mình đã sửa soạn không gian thờ cúng để sáng 23 tháng Chạp kịp cúng tiến táo về trời. Và vào cuối giờ chiều, như thường lệ, 3 con cá chép vàng mang cúng được nhà mình mang ra Hồ Xương Rồng thả phóng sinh. Trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Ngoài ra, tục thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt.

Theo tục lệ, Táo Quân sẽ vắng nhà trong một tuần lễ từ 23 đến đêm Giao thừa mới trở về các gia đình. Khoảng thời gian này cũng là lúc gia đình mình lo sửa soạn sắm Tết. Tết nguyên đán ngày này được đơn giản hóa rất nhiều những vẫn giữ những nét cổ truyền cơ bản. Ba đã hơn 10 năm viết về Xuân và Tết, năm nay ba sẽ dành để viết về tiết Việt hiện đại cho con gái nhé. Khi mà những phô trương, hình thức đã được tối giản hóa rất nhiều.

Chu Hồng Đông

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 



Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

© Bản quyền các bài viết trên trang này thuộc về tác giả: Chu Hồng Đông
Địa chỉ: Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Email: chuhongdong2@gmail.com
Điện thoại liên hệ (Vinaphone): 0916496622 
Ghi rõ tên tác giả khi sử dụng lại các bài và ảnh trên trang này vào mục đích thương mại.

Tự tạo website với Webmienphi.vn