Đăng nhập
WEBSITE CÁ NHÂN CỦA TÁC GIẢ CHU HỒNG ĐÔNG. NƠI LƯU GIỮ VÀ GIỚI THIỆU CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ. CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐÓN ĐỌC CÁC BÀI VIẾT TRÊN TRANG NHÀ CỦA CHU HỒNG ĐÔNG. XIN GHI RÕ TÊN TÁC GIẢ KHI SỬ DỤNG LẠI CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE




Từ khóa
Danh mục

HỒN TRÀ TRONG LÒNG ĐẤT MẸ

09-11-2017 18:37

Hôm nay, một chiều tàn thu sang đông, tôi như thói quen một chiều cuối tuần tìm về câu lạc bộ Trà trên đường Cách mạng tháng Tám thành phố. Quán vắng, đóng cửa và bảng hiệu thay bằng một phòng khám. Hình như? Quán đã thôi kinh doanh Trà. Cây ngọc Lan cửa quán tàn rụng những lá vàng càng làm nơi đây trở lên thanh vắng. Trên quê hương danh trà Đất Việt - Thái Nguyên, muốn tìm mộn quán uống Trà, thưởng Trà trong yên tĩnh, thanh tao sao khó quá. Những quán thuần trà lần lượt theo nhau đổi tên rồi đổi ngành nghề kinh doanh? Vì sao vậy. Tôi lang thang đi tìm câu trả lời cho mình. Hồn trà Thái đã ở đâu ngay trên quê hương đệ nhất danh trà.

Thái Nguyên quê tôi đệ nhất danh trà, hay Thái Nguyên danh trà đất Việt. Những cụm từ đã quá quen với mỗi người con quê tôi, đất trung du anh hùng trong kháng chiến, đảm đang, cần cù trong lao động xây dựng quê nhà trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. Tôi sinh ra ở thành phố này, dù không là người mộ trà nhưng rất thích tìm đến những không gian thuần trà để thưởng thức. Uống trà tại những quán thuần trà, ngày xưa có "Hạc xưa trà quán" trên đường Phan Đình Phùng. Rồi thưa khách quán cũng chẳng bao lâu đóng cửa. Tôi hân hoan khi biết đến một Câu lạc bộ Trà mới mở trên đường Cách mạng tháng Tám. Đều đặn vẫn ghé quán thưởng trà, hàn huyên với những người bạn quý. Hôm nay, một chiều tàn thu sang đông, tôi như thói quen một chiều cuối tuần tìm về câu lạc bộ Trà trên đường Cách mạng tháng Tám thành phố. Quán vắng, đóng cửa và bảng hiệu thay bằng một phòng khám. Hình như? Quán đã thôi kinh doanh Trà. Cây ngọc Lan cửa quán tàn rụng những lá vàng càng làm nơi đây trở lên thanh vắng. Trên quê hương danh trà Đất Việt - Thái Nguyên, muốn tìm mộn quán uống Trà, thưởng Trà trong yên tĩnh, thanh tao sao khó quá. Những quán thuần trà lần lượt theo nhau đổi tên rồi đổi ngành nghề kinh doanh? Vì sao vậy. Tôi lang thang đi tìm câu trả lời cho mình. Hồn trà Thái đã ở đâu ngay trên quê hương đệ nhất danh trà. Tại sao ngay chính lòng đất mẹ của trà này, tìm một quán thuần trà khó thế.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi, bàn và trong nhà

Nguyên nhân đầu tiên có lẽ vì trà ở Thái Nguyên đã quá thân thiết với mỗi gia đình. Dù nghiền trà hay không thì nhà ai cũng có một hộp trà tiếp khách. Nhà ai cũng có một bộ ấm tách để uống trà. Khách đến nhà không trà thì nước. Thức uống ấy phổ biến đến như cơm ăn, áo mặc nên người ta ít ra quán để thưởng trà. Trà ở ngay trong mỗi gia đình. Chính thế mà các quán Cà phê, quán trà sữa kiểu Đài Loan, Trung Quốc ... ở Thái Nguyên lại sẵn tìm hơn bao giờ hết. Người ta chỉ ra ngoài để thưởng thức cà phê, sinh tố, đồ uống pha sẵn chứ ít ai ra phố để uống và thưởng trà. Những lúc có khách đến chơi nhà, ấm trà làm đầu câu chuyện. Sau mỗi bữa cơm, người lớn trong nhà cũng hay pha ấm trà "tráng miệng", ngồi xem tivi, quây quần đôi ba câu chuyện đời nhật. Cũng đôi khi những người trẻ như tôi ra phố uống trà nhưng là trà đá với đĩa hạt hướng dương. Nó bình dân với đôi nghìn một cốc nhưng nơi ấy thường là vỉa hè hay một bãi đất rộng, ồn ào và hỗn tạp. Nếu muốn tĩnh tâm, nhâm nhi những ấm trà hương thì khó tìm quá. Đôi ba quán thuần trà ấy trên quê tôi đã chuyển nghề kinh doanh và đóng cửa.

Nguyên nhân thứ nhì khiến các quán thuần trà tại ngay quê hương danh trà thường đóng cửa, sau một thời gian đó chính là giá cả. Người tiêu dùng vẫn quen với những kilogram chè với giá bình dân và được dùng nhiều lần trong ngày, trong khi những quán Trà là những loại trà được lựa chọn cầu kỳ hơn. Vẫn là nguyên liệu trà trà truyền thống nhưng ở quán có Trà đinh, Trà ướp hương cúc, hương nhài, hương sen ... tùy theo mùa. Giá mỗi ấm trà cũng từ 80.000 đồng đến 150.000 đồng một ấm. Có lẽ mức giá này chưa nhiều người đón nhận. Nó vẫn cao so với 300.000 đến 500.000 đồng một kilogram trà mà ai cũng dễ tìm mua ở đât chè Thái Nguyên quê tôi.

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang ngồi, đồ uống và trong nhà

Nguyên nhân nữa theo quan điểm của riêng tôi có lẽ là những chủ quán trà ở quê tôi chưa bấm đúng "huyệt" của người thưởng trà. Có nhiều phân khúc tuổi tìm đến trà quán. Người lớn tuổi thích không gian trà mộc mạc, nơi có thể ngồi hàn huyên ôn kỷ niệm với bạn bè. Người trung tuổi thích không gian trà có thể vừa nói chuyện vừa bàn công chuyện. Người trẻ thì thích một không gian trà trẻ trung để vừa được thưởng trà, nói chuyện, vừa được check - in, chụp hình lưu niệm, khoe với bạn bè trên mạng xã hội. Cũng có những người tìm đến trà quán để hưởng cái không gian thanh bình, yên tĩnh của những buổi trà đạo đúng nghĩa.... Quan tâm đến thị hiếu ấy, phân ra những góc trà khác nhau có lẽ quán sẽ đều khách hơn khi mọi lứa tuổi vẫn có thể tìm đến trà và cảm thấy phù hợp với mình.

Tôi trong một chiều tìm về quán trà quen rồi suy ngẫm. Không phải người Thái Nguyên quê tôi không yêu đặc sản trà của quê mình mà có lẽ hồn trà đã đi vào tiềm thức quá lớn của mỗi con người, mỗi gia đình trên xứ trung du này. Nó đi vào cuộc sống, vào mỗi nhà, mỗi gia đình nên một quán để chơi trà, thưởng trà dường như chưa thực sự thu hút trà khách lắm. Chính thế mà cứ sau một thời gian mở cửa, trà quán lại ngậm ngùi đóng cửa trong tiếc nuối của người thích ra khỏi nhà, đi quán thưởng trà như tôi. 

Trong hình ảnh có thể có: 14 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi, bàn và trong nhà

Còn tôi, với một chút yêu trà của mình vẫn đôi khi tạo cho mình những tiệc trà nhỏ kết hợp với tiệc chay hay tiệc mặn. Kết hợp với ẩm thực, với một buổi gặp mặt bạn hữu làm cho Trà đi vào cuộc sống sâu sắc hơn. Chúng tôi vẫn có thời gian ngồi bên nhau, tự tay pha trà mời nhau uống. Một chút chát, một chút đắng, một chút ngọt và lan tỏa trong nhau tình bằng hữu, tình yêu quê hương và tuổi trẻ. Quán trà có thể nay mở cửa, mai đóng cửa nhưng tình bạn, tình yêu quê hương và tình trà ấy cứ nồng, cứ ấm và cứ ngấm như những ấm trà Tân cương quê tôi, hết vơi rồi lại đầy ./.

Chu Hồng Đông tạn mạn chuyện Trà.

 

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 



Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

© Bản quyền các bài viết trên trang này thuộc về tác giả: Chu Hồng Đông
Địa chỉ: Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Email: chuhongdong2@gmail.com
Điện thoại liên hệ (Vinaphone): 0916496622 
Ghi rõ tên tác giả khi sử dụng lại các bài và ảnh trên trang này vào mục đích thương mại.

Tự tạo website với Webmienphi.vn