15-12-2015 14:14
Một ngày đông cuối năm 2015, danh ca trở về từ hải ngoại Chế Linh có chuyến lưu diễn tại thành phố Thái Nguyên. Tôi đã dành cả một buổi chiều đến khán phòng để xem ông làm việc với ban nhạc. Ngồi hàng ghế khán giả nghe ông hát trọn vẹn một buổi chiều với những bài tình ca một thời để nhớ ...
Tôi sinh ra khi đất nước đã hòa bình và bắt đầu “mở cửa”, đổi mới. Nhiều những nếp nghĩ trước đây đã được thay đổi bằng những cái nhìn thoáng và sáng hơn của xã hội. Chẳng hạn thời của bố mẹ tôi, để nghe được giọng hát của ca sỹ Chế Linh, phải ôm đài chạy băng, chùm chăn kín, mở thật nhỏ để nghe ông hát những bài nhạc tình ca hay đôi khi một bài nhạc tiền chiến giai đoạn 1954 – 1975. Nhạc vàng! tên gọi dòng tân nhạc Việt Nam ra đời trong thập niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những giai điệu chậm buồn đều đều, mang âm hưởng dân ca, hát bằng giọng thứ quãng âm trung hoặc trầm. Đặc trưng của dòng nhạc này là lời ca giản dị, câu nhạc dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của những cá nhân bình thường trong cuộc sống. Đôi khi “ủy mị” nhưng nhạc vàng dễ làm mọi người rung động, chạm đến những thầm kín, yêu thương trong đáy lòng.
Thời tôi sống, âm nhạc chuyển sang giai đoạn “thị trường” nên tôi có nhiều lựa chọn nghe để giải trí. Xong sau cùng, tôi vẫn chung thủy chọn dòng nhạc vàng, nhạc quê hương … Ca sỹ mà tôi thích từ cả gần 20 năm nay là ca sỹ Phi Nhung với nhiều bài tình ca về quê hương và số phận con người. Còn với Chế Linh, ông được ví với ông Hoàng nhạc vàng Việt. Tôi biết đến dòng nhạc của ông do ngày bé thường thấy người lớn chạy băng Video có phát những bài tình ca ông hát như: Thành phố buồn, Thói đời, Mười năm tình cũ … Ấn tượng trong tôi khi ấy về giọng hát ông là da diết, đượm buồn, trầm lắng. Thời chiến tranh nghe những bài ông hát chắc nhiều người không cần súng được khi “Khi xuân này con không về” và trong bom đạn nghĩ về “Mùa xuân của mẹ”. Trong thời bình, thì dòng nhạc ấy trở lên bình thường. Bởi đó là tâm lý chung của đại đa số con người, xuân hay tết luôn hướng về quê nhà, hướng về mẹ … Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, hình ảnh của một quê hương rất Việt Nam cứ thế mà bình dị hiện lên qua từng câu nhạc.
Một ngày đông cuối năm 2015, danh ca trở về từ hải ngoại Chế Linh có chuyến lưu diễn tại thành phố Thái Nguyên. Tôi đã dành cả một buổi chiều đến khán phòng để xem ông làm việc với ban nhạc. Ông đã lớn tuổi, dáng người nhỏ, ăn vận phong trần nhưng khi cất tiếng hát thì vẫn mượt mà, trầm ấm như Chế Linh của hơn 30 năm về trước. “Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề …”, “Những ngày xưa thân ái xin trả lại cho ai …”, “Đừng khóc nghe em xin hiểu cho anh …”, “Thành phố nào nhớ không em, nơi chúng mình tìm phút êm đềm …”. Mỗi lần tiếng hát ông hát cất lên khán phòng lại im lặng, sâu lắng. Mọi người dõi theo ông dưới ánh đèn sân khấu, lắng nghe tiếng hát ông để sâu lắng đâu đó trong mỗi người một nỗi niềm gì khó tả. Nhớ kỷ niệm xưa chăng? Hoài niệm tình cũ? Không khí thanh mà trầm lắng. Nhiều người lớn tuổi hơn tôi thì chắc xúc động hơn nhiều khi được gặp thần tượng âm nhạc một thời của mình ở ngoài đời mà không phải qua màn ảnh nhỏ, qua những DVD in và sang lậu vẫn đây đó bán ngoài thị trường. Còn với tôi, có thêm kỷ niệm được gặp một nghệ sỹ, một danh ca lớn của âm nhạc Việt ngay trên quê hương của mình bằng sự chân trọng dòng nhạc ông hát, dòng nhạc vàng và tình ca ca ngợi quê hương.
Chu Hồng Đông
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
© Bản quyền các bài viết trên trang này thuộc về tác giả: Chu Hồng Đông
Địa chỉ: Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Email: chuhongdong2@gmail.com
Điện thoại liên hệ (Vinaphone): 0916496622
Ghi rõ tên tác giả khi sử dụng lại các bài và ảnh trên trang này vào mục đích thương mại.